Tầng 9 Tòa nhà Diamond Plaza, 34 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

info@bkclaw.vn

0901 333 341

|

Tranh chấp đất đai tại quận Bình Tân

Avatar của tác giả

Biên tập viên nội dung

Bich Phuong

Biên tập nội dung, phát triển thương hiệu

Xem thông tin
0
(0)

Thực tiễn cho thấy, nhiều vụ tranh chấp đất đai tại quận Bình Tân phát sinh từ những lỗ hổng trong quản lý đất đai, sự thiếu minh bạch trong giao dịch dân sự, cũng như sự mơ hồ của người dân trong việc xác lập quyền sử dụng đất hợp pháp. Phân tích dưới góc độ pháp lý, các tranh chấp này không chỉ đặt ra yêu cầu phải áp dụng đúng và đầy đủ các quy định trong Luật Đất đai 2024 và Bộ luật Dân sự 2015, mà còn đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan hành chính và Tòa án trong công tác giải quyết tranh chấp, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan. Dưới đây là những kinh nghiệm khi xảy ra tranh chấp đất đai mà bạn đọc cần lưu ý:

 

Khi xảy ra tranh chấp đất đai tại quận Bình Tân những tài liệu, chứng cứ nào cần có để xác minh hồ sơ?

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ): Bản chính do cơ quan có thẩm quyền cấp, nội dung về thửa đất, loại đất, chủ sử dụng, thời hạn sử dụng thửa đất.
  • Bản đồ địa chính, trích lục hiện trạng thửa đất: Do Văn phòng Đăng ký đất đai lập, có chữ ký, dấu giáp lai, thể hiện ranh, điểm mốc.
  • Văn bản hành chính liên quan: Quyết định thu hồi đất, thông báo thu hồi đất hoặc quyết định cưỡng chế (nếu đã thực hiện biện pháp cưỡng chế).
  • Hợp đồng mua bán/chuyển nhượng: Công chứng/chứng thực đúng thẩm quyền, thể hiện đầy đủ bên chuyển nhượng/ bên bán – bên nhận chuyển nhượng/ bên mua, diện tích và mục đích sử dụng.

Thủ tục hòa giải bắt buộc khi có tranh chấp đất đai

Căn cứ theo Điều 105 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai như sau:

Bước 1: Gửi đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai đến Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền

Bước 2: Ủy ban nhân dân xã thông báo về việc thụ lý đơn yêu cầu

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản cho các bên tranh chấp đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất tranh chấp về việc thụ lý đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai, trường hợp không thụ lý thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Xác minh nguyên nhân phát sinh tranh chấp

Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm thẩm tra, xác minh nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất.

Bước 4: Thành lập Hội đồng hòa giải

Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải quy định tại điểm b khoản 2 Điều 235 Luật Đất đai 2024

Thành phần Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai bao gồm: 

  • Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Hội đồng;
  • Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã;
  • Công chức làm công tác địa chính; 
  • Người sinh sống lâu năm biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất tranh chấp (nếu có). 

Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện tổ chức, cá nhân khác tham gia Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai.

Bước 5: Tổ chức hòa giải

Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.

Lưu ý:

  • Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản.
  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét, giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.
  • Trường hợp hòa giải không thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

Bài viết liên quan:

Giải quyết tranh chấp đất đai quận Bình Tân

Luật sư tư vấn đất đai

Thuê luật sư tranh chấp đất đai bao nhiêu tiền?

Xảy ra tranh chấp đất đai khi nào được yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?

LIÊN HỆ NGAY VỚI LUẬT SƯ TẠI BKC

TỐ TỤNG - HÌNH SỰ

0901 333 341

LUẬT DOANH NGHIỆP

0901 333 341

Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi xảy ra tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:

  • Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
  • Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.
  • Tòa án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời  quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 14 Điều 114 Bộ luật này trong trường hợp đương sự không yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Dịch vụ tư vấn, xử lý tranh chấp đất đai của BKC Law

BKC Law tự hào đồng hành cùng khách hàng trong mọi khâu của tranh chấp đất đai, từ rà soát hồ sơ, xác minh chứng cứ đến đánh giá rủi ro pháp lý. Với đội ngũ luật sư hiểu biết chuyên sâu về Luật Đất đai 2024 và Bộ luật Dân sự 2015, chúng tôi đem đến cho khách hàng những phương án tối ưu, tiết kiệm thời gian và chi phí. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm đại diện hòa giải tại cơ sở, soạn thảo đơn khởi kiện và theo sát quá trình tố tụng tại Tòa án cấp huyện.

Chúng tôi cũng hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính thu hồi, bồi thường, tái định cư với cơ quan UBND quận, phường một cách minh bạch và hiệu quả.

Để nhận sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả, bạn có thể liên hệ với BKC Law:

Điện thoại : 0901 3333 41

Email: info@bkclaw.vn

VP Quận 1: Tầng 9 Tòa nhà Diamond Plaza, 34 Lê Duẩn, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

VP Bình Tân: 41 Tên Lửa, Bình Tân, Tp.Hồ Chí Minh 

Bài viết liên quan:

Luật sư tư vấn tranh chấp đất đai và các loại tranh chấp đất đai hiện nay

Luật sư tư vấn và đại diện tham gia tố tụng tại TP. Hồ Chí Minh

Văn phòng luật sư tư vấn thủ tục nhà đất quận Bình Tân mới nhất

Facebook Comments Box

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

No votes so far! Be the first to rate this post.

Khuyến Cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được trích dẫn trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Luật BKC khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia/luật sư trước khi áp dụng.

Liên hệ
Hotline:0901 333 341

BKC LAW Trên các phương tiện truyền thông

Báo chí nói gì về chúng tôi

Tìm và liên hệ chúng tôi

Văn Phòng Quận Bình Tân

41 Tên Lửa, Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, Hồ Chí Minh.

info@bkclaw.vn

0901 3333 41

Văn Phòng Quận 1

Tầng 9 Tòa nhà Diamond Plaza, 34 Lê Duẩn, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh.

info@bkclaw.vn

0901 3333 41

NHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Vui lòng để lại thông tin bên dưới. Luật BKC sẽ liên hệ ngay.
Form tư vấn VIE